Mục lục nội dung
Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính trong BIOS và phần mềm hỗ trợ
Theo dõi nhiệt độ của máy tính có thể giúp tăng tuổi thọ hoạt động của máy tính. CPU quá nóng có thể gây ra màn hình xanh, thông báo lỗi và giảm hiệu suất đáng kể. Có 1 số phương pháp kiểm tra nhiệt độ máy tính, có thể qua BIOS hoặc 1 số phần mềm hỗ trợ trong Windows. Xem bài hướng dẫn sau đây.
Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính trong BIOS
Bước 1: Bật máy / Khởi động lại máy tính
Bạn sẽ thấy một menu tùy chọn nêu chi tiết những phím nào bạn có thể nhấn để truy cập các mục nhất định trong khi khởi động. Nhấn phím đưa bạn vào BIOS. Trên hầu hết các máy tính, bạn có thể nhấn phím Del hoặc F2 để truy cập BIOS. Nếu phím Del hoặc F2 không hoạt động, bạn có thể cần tham khảo hướng dẫn sử dụng máy tính hoặc bo mạch chủ của mình để biết tài liệu..
Bước 2: Chọn mục kiểm tra
Sử dụng các phím mũi tên sang trái , sang phải để điều hướng các tab. Mỗi BIOS khác nhau – tab có thể như PC Health Status hoặc Monitor / Power. Bạn cũng có thể thấy hiển thị nhiệt độ CPU của mình trên trang chính.
Bước 3: Xem thông số nhiệt độ
Kiểm tra nhiệt độ trong giao diện BIOS:
Kiểm tra nhiệt độ máy tính trong giao diện UEFI (hỗ trợ trỏ chuột):
Đảm bảo nhiệt độ của bạn ở mức chấp nhận được. CPU của bạn phải ở nhiệt độ từ 30 đến 50 độ C. Nếu nhiệt độ của bạn trên 80 độ C, máy tính của bạn đang quá nóng và có thể gây ra thiệt hại. Hầu hết các bộ vi xử lý AMD có nhiệt độ tối đa là 60 độ C. Hầu hết các bộ vi xử lý Intel sử dụng điện áp thấp hơn, vì vậy nhiệt độ tối đa của chúng là khoảng 75 đến 80 độ C.
Gợi ý: Có thể áp dụng cách vào BIOS để kiểm tra nhiệt độ khi ép xung CPU và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
Vì sao máy tính / CPU lại sinh nhiệt khi hoạt động?
Trong quá trình máy tính hoạt động, CPU sẽ được tiếp nhận thông tin và chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng khi xử lý thông tin. Nhiệt độ này cần được giải phóng, lan tỏa ra ngoài để tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
Khi nhiệt độ CPU chạm mốc 98 -105 độ C, CPU sẽ bắt đầu giảm tốc độ hoạt động để giảm nhiệt độ xuống mức trung bình. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn mốc trên được cho phép, CPU sẽ tự tắt để tránh hỏng hóc nặng nề trên máy tính của bạn.
Tác hại của việc CPU quá nóng
- Tuổi thọ CPU bị giảm.
- Máy tính, laptop hay bị treo đơ, tự khởi động lại hoặc lỗi màn hình xanh.
- Giảm hiệu năng sử dụng các ứng dụng khác.
Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính bằng phần mềm
Dưới đây là danh sách top 10 phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU trên hệ điều hành Windows
1. CPU-Z: link tải https://www.cpuid.com/
2. Core Temp
3. Speccy
4. CPUID HWMonitor
5. CPU Real Temp
6. SpeedFan
7. CPU AIDA64 Extreme
8. Open Hardware Monitor
9. MSI Afterburner
10. NZXT CAM
Các phần mềm trên rất dễ cài đặt và kiểm tra, bạn có thể tự tải và cài đặt sử dụng theo hướng dẫn của từng phần mềm.
Nguồn: Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính trong BIOS và phần mềm hỗ trợ
Có thể bạn quan tâm:
Product key là gì? CD key là gì?
Cách tìm tên máy tính của bạn
Cách kiểm tra mức tiêu thụ điện năng của máy tính
Cách tắt Quick Access trên Windows 10
Các ví dụ cơ bản về HTML
Cách in bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng