Mục lục nội dung
Google Search Console là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết kèm hình ảnh minh họa.
Google Search Console là gì?
Google Search Console (GSC, tên cũ là Google Webmaster Tool) là một bộ công cụ được cung cấp bởi Google, giúp các quản trị viên theo dõi thông số website của mình, hiển thị như thế nào trên công cụ tìm kiếm. GSC cung cấp các báo cáo và dữ liệu để giúp bạn hiểu các các trang khác nhau trên trang web của bạn xuất hiện như thế nào trong kết quả tìm kiếm.
Các tính năng của Google Search Console
Một số tính năng chính của GSC:
- Theo dõi tình trạng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục
- Submit nội dung mới cập nhật với Google
- Theo dõi lượng truy cập vào website, tỷ lệ click, tỷ lệ hiển thị
- Xử lý vấn đề truy cập từ các thiết bị di động (AMP, Mobile,…)
- Theo dõi link nội bộ, liên kết ngược (backlink) tới website.

Các bước cài đặt Google Search Console & xác minh URL
Bước 1: Thêm URL trang vào GSC
Truy cập trang Google Search Console của Google tại đây, đăng nhập bằng tài khoản Google. Thêm URL trang của bạn và nhấn nút “Thêm trang web“.

Chọn loại sản phẩm:
Ở đây có 2 loại: Miền và Tiền tố URL
- Miền: sẽ bao gồm tất cả URL trên tên miền phụ, www, hoặc không có www, https, http. Và bắt buộc phải xác minh bằng DNS.
- Tiền tố URL: địa chỉ URL phải chính xác, và có nhiều phương thức xác minh (khuyên dùng).

Bước 2: Xác minh quyền sở hữu URL
Sau khi thêm URL ở bước 1. Có nhiều cách để xác minh. Dưới đây là 3 cách dễ nhất để xác nhận quyền sở hữu website.
- Tự động xác minh nếu đã cài đặt Google Tag Manager
- Upload file HTML – Tải một file HTML lên web.
- Thẻ HTML: Gắn một đoạn code nhỏ trong thẻ head của web.
Cách 1: Tự động xác minh nếu đã cài đặt Google Tag Manager – GTM (khuyên dùng)
Nếu tài khoản Google của bạn để cài đặt GSC cũng là gmail để quản lý GTM thì sẽ tự động được xác minh ngay lập tức.

Cách 2: Tải lên tệp HTML vào thư mục gốc của trang web bằng cách sử dụng FTP

Ví dụ từ cách 3 được thực hiện trên web nền tảng WordPress, nhấp vào Các phương thức xác minh khác để copy mã xác minh.

Cách 3: Thêm thẻ meta vào phần head của website: Vào menu Hiển thị > Sửa giao diện > Chọn theme hiện tại có file header.php.

Copy đoạn code xác minh và dán vào trước thẻ đóng head trong file header.php vừa chọn, sau đó bấm Update File.

Cách 4: Cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers.
Đi đến Insert Headers and Footers và dán thẻ meta xác minh vào Scipts in Header. Lưu thay đổi và trở lại trang Google Search Console của Google và nhấp vào nút Verify site xác minh quyền sở hữu trang web.
Cách 5: Sử dụng plugin Yoast SEO, sao chép mã xác minh trong phần nội dung của thẻ meta và dán vào plugin Yoast SEO. Bên menu bên trái truy cập SEO » Search Console. Lưu thay đổi và trở lại trang Google Search Console của Google, để xác minh quyền sở hữu trang web.
Bước 3: Thêm sitemap XML
Tại cột bên trái trang GSC, vào menu Sơ đồ trang web. Tùy theo cấu trúc trang sitemap của bạn để thêm vào cho phù hợp. Dưới đây là ví dụ sitemap của trang wikimaytinh

Sau khi hoàn thành sitemap, có thể mất một khoảng thời gian 24h đến 48h để Google cập nhật dữ liệu từ sơ đồ trang web.
Hướng dẫn sử dụng các tính năng của GSC
Theo dõi Hiệu suất
Báo cáo Hiệu suất cho biết các chỉ số quan trọng về hiệu suất trang web của bạn trong kết quả của Google Tìm kiếm: tần suất xuất hiện; vị trí trung bình trong kết quả tìm kiếm; tỷ lệ nhấp và các tính năng khác.liên quan đến kết quả tìm kiếm của bạn.

Các thông tin có thể kiểm tra như:
- Loại tìm kiếm
- Phạm vi ngày
- Cụm từ tìm kiếm
- Trang
- Quốc Gia
- Thiết bị
- Hình thức xuất hiện trong kết quả tìm kiếm
Kiểm tra URL thuộc web
Phần này vừa để kiểm tra tình trạng index của link, đồng thời cũng là phương pháp để submit ép Google index nhanh liên kết được kiểm tra (Yêu cầu lập chỉ mục).
Tại ô Kiểm tra mọi URL (ở giữa & trên cùng của trang), nhập vào URL cần kiểm tra và ấn Enter. Google sẽ dò quét xem URL này được được lập chỉ mục chưa, có lỗi gì không và trả về kết quả phía dưới,… Tham khảo ảnh minh họa ví dụ sau đây.

Ép index cho link:
Nếu trường hợp link chưa được lập chỉ mục, hoặc cần báo cho Google khi trang có sự thay đổi, chỉ cần bấm vào nút YÊU CẦU LẬP CHỈ MỤC

và chờ đợi hệ thống submit:

Phạm vi lập chỉ mục

Thống kê và xử lý các thông tin như:
- Lỗi (màu đỏ)
- Hợp lệ nhưng có cảnh báo (màu vàng)
- Hợp lệ (màu xanh)
- Bị loại trừ (màu xám)
Người quản trị web dựa vào các thông tin này để khắc phục và tối ưu cho website.
Sơ đồ trang web sitemap
Quản lý và cập nhật tình trạng của sơ đồ trang web đã gửi lên Google, các URLs đã được phát hiện,…

Xóa URL
- Các yêu cầu tạm thời
- Nội dung lỗi thời

Trải nghiệm trên trang
Đánh giá các trang có trải nghiệm tốt và chưa tốt cho người dùng (máy tính và di động)

Chỉ số thiết yếu về trang
Đánh giá các URL kém, cần cải thiện, và tình trạng tốt

Tính khả dụng trên thiết bị di động
Đánh giá trải nghiệm và xem trang có thân thiện với thiết bị di động không, cần khắc phục trang nào.

Tính năng nâng cao
Nếu web của bạn được cài đặt và thiết lập Schema, phần này sẽ hiển thị tình trạng cho từng loại đánh dấu Schema khi được cập nhật.

Thao tác thủ công & Vấn đề bảo mật
Phát hiện các vấn đề bị Google phạt và các nguy cơ bảo mật trên web.

Liên kết
Mục này thống kê các liên kết nội bộ trên trang, và liên kết backlink từ nơi khác trên internet trỏ tới website.

Thêm người dùng & phân quyền

Trên đây là một số hướng dẫn tìm hiểu Google Search Console là gì, cách cài đặt, thiết lập và sử dụng công cụ trong GSC.
Nguồn: Google Search Console là gì? Hướng dẫn sử dụng GSC
Có thể bạn quan tâm:
Product key là gì? CD key là gì?
Cách tìm tên máy tính của bạn
Cách kiểm tra mức tiêu thụ điện năng của máy tính
Cách tắt Quick Access trên Windows 10
Các ví dụ cơ bản về HTML
Cách in bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng