Loa là gì? Speaker là gì? Cấu tạo loa máy tính

Loa là gì? Speaker là gì? Cấu tạo loa máy tính
Đánh giá post

Loa là gì? Speaker là gì? Cấu tạo loa máy tính

Loa là gì?

Loa được sử dụng để kết nối với máy tính để tạo ra âm thanh, là một trong những thiết bị đầu ra phổ biến nhất. Một số loa được thiết kế để kết nối với bất kỳ loại hệ thống âm thanh nào, trong khi một số loa chỉ có thể kết nối với máy tính. Với loa máy tính, card âm thanh của máy tính tạo ra một tín hiệu được sử dụng để tạo ra âm thanh.

Cấu tạo của loa máy tính

Có 6 bộ phận cấu tạo nên một chiếc loa

Cấu tạo của loa máy tính
Cấu tạo của loa máy tính

Khung sườn (Frame)

Khung sườn như đúng cái tên của nó, là phần xương chống đỡ toàn bộ loa. Bộ phận này có chức năng chính là gắn các thành phần của loa lại với nhau một cách chặt chẽ và khoa học, ổn định nhất.

Chất liệu làm khung sườn cho loa rời thường rất đa dạng. Chất liệu cao cấp thì có khung sườn làm bằng nhôm, phổ biến thì làm bằng sắt, hoặc thậm chí đôi khi chúng còn được làm bằng nhựa để giảm giá thành của loa. Đối với nhiều nhà sản xuất, khung sườn của loa rời là bộ phận để họ khẳng định giá trị cũng như đẳng cấp của sản phẩm loa mà họ làm ra.

Tuy khung sườn không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa nhưng một số các loại khung sườn quá lớn lại có thể gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.

Viền nhún (Surround edge)

Viền nhún của loa thông thường được chế tạo bởi chất liệu giấy hoặc vải (xếp gấp lại). Chức năng chính của nó là giữ kín hơi và tạo độ mềm dẻo cho loa bass. Nhìn vào viền nhún người chuyên nghiệp có thể biết được chất lượng âm thanh của loa như thế nào.

Ví dụ, viền gân vải có thể dùng cho loa trầm hoặc trung trầm, loại viền mút bằng da mềm đa phần dùng làm loa trầm, còn viền cao su dày chỉ dùng cho loa sub điện.

Màng nhện (Spider, Damper)

Màng nhện như một cái lò xo trong củ loa rời. Khi nhận được tín hiệu, màng nhện di chuyển nhanh và ngay sau đó quay về vị trí cân bằng để thực hiện những tín hiệu tiếp theo. Hoạt động của màng nhện quyết định đến chất lượng âm thanh cũng như độ bền củ loa bass rời.

Nam châm (Magnet)

Nam châm trong củ loa rời thường được cấu tạo với 3 loại phổ biến là Alnocol, Ferrite và Neodymium. Nam châm sẽ kết hợp cùng với các bộ phận khác tạo ra những xung động âm thanh từ các dòng điện từ di chuyển liên tục.

Cuộn dây đồng (Voice coll)

Cuộn dây đồng có cấu tạo gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó. Cuộn dây đồng này được đặt trong khe hở từ. Khe từ này càng nhỏ mật độ từ càng cao, chất lượng âm thanh càng đặc biệt. Tuy nhiên, thông thường để tạo độ an toàn cho người sử dụng, các loa được thiết kế sao cho khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ vào chất lượng.

Màng loa (Diaphragm)

Màng loa là phần quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định chất lượng âm thanh được tái tạo ra. Các loại chất liệu giấy, nhựa, kim loại… là những loại phổ biến để làm màng loa hiện nay

Nguyên lý hoạt động của loa máy tính

Nguyên lý hoạt động của loa máy tính
Nguyên lý hoạt động của loa máy tính

Loa hoạt động với sự trợ giúp của việc chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học. Năng lượng cơ học có chức năng nén không khí và chuyển chuyển động thành mức áp suất âm thanh hoặc năng lượng âm thanh. Khi một thiết bị cung cấp đầu vào điện cho loa, một dòng điện được gửi qua một cuộn dây, tạo ra điện trường. Và nó tương tác với từ trường được gắn vào loa. Khi loa nhận đầu vào điện từ một thiết bị, cuộn dây thoại được gắn vào để di chuyển qua lại. Chuyển động tới lui làm rung hình nón bên ngoài mà chúng ta cảm nhận là âm thanh.

Các sóng điện từ được chuyển đổi thành sóng âm thanh qua loa vì chúng là bộ chuyển đổi. Các thiết bị, như máy thu âm thanh hoặc máy tính, cung cấp đầu vào âm thanh cho loa, có thể ở dạng tương tự hoặc kỹ thuật số. Chức năng của loa analog chỉ đơn giản là phóng đại sóng điện từ analog thành sóng âm thanh.

Các loại loa phổ biến hiện nay

Loa điện động

Loa điện động (ký hiệu Ω) còn được gọi là loa hộp hay loa điện trở, là công nghệ loa thông dụng, có tác dụng biến đổi tín hiệu điện thành dao động cơ học, tái tạo âm thanh thuộc dải tần số mà con người nghe được (từ 16 Hz đến 20.000 Hz).

Các loa điện động thường được đặt vào một dạng thùng hay hộp loa với đặc trưng là các màng loa hình nón. Dòng loa này phổ biến bởi các đặc điểm như thiết kế chắc chắn, độ nhạy cao, dải âm rộng và công suất lớn.

Loa nén

Loa nén là loại loa thường được sử dụng ở những nơi rộng và xa vì thế nó có mức điện áp lớn. Người ta thường sử dụng loa nén ở những nơi như: đường xá, trường học hay các thôn bản, phường xã, khu tập thể,…

Loa nén sở hữu treble cao, không có tiếng bass. Âm thanh thường ở dải âm cao và cường độ mạnh, đặc biệt là có khả năng phát âm đi xa lên tới 1 – 1,5 km.

Loa treble, loa tweeter, loa HF (High-Frequency)

Loa treble phụ trách âm thanh tần số cao. Củ loa treble trong hệ thống thùng loa đảm nhiệm biểu thị các âm thanh trong dải tần từ 2000 – 100,000 Hz.

Loa cao tần thường có kích cỡ khoảng 1 inch và có màng loa làm từ đồng, nhôm, titan, magie…loa treble cũng chia ra làm nhiều loại khác nhau như: cone, dome, piezo, ribbon, từ phẳng, tĩnh điện, Air Motion Transformer, horn, plasma hoặc ion…có cấu tạo cũng như chất lượng phát âm khác nhau.

Loa mid, loa trung, loa squawker

Loa mid phát ra dải âm thanh tai người dễ nghe thấy nhất. Củ loa Mid phụ trách dải âm thanh tầm trung từ 250 – 2000 Hz, đây là dải âm thanh tai người dễ nghe thấy nhất.

Loa trung thường có màng loa làm bằng giấy hoặc các loại nhựa, kim loại nhẹ khác. Loa trung thường là ở dạng cone, ít khi ở dạng dome hay kèn, và rất hiếm khi sử dụng dạng tĩnh điện, từ phẳng hay ribbon.

Loa mid cũng là dòng loa duy nhất được trang bị trên hầu hết các dòng tivi, radio,…chính vì thế nên chất lượng âm thanh từ các thiết bị này thường không tốt bằng dàn loa chuyên nghiệp bao gồm cả loa treble, mid và bass.

Loa bass, loa wooofer hay loa trầm

Củ loa trầm là dòng loa đảm nhiệm vai trò biểu thị các âm thanh có tần số từ 500 Hz trở xuống.

Loa bass thường có màng la được làm từ các giấy cứng, hoặc các vật liệu khac có trọng lượng nhẹ, và loa bas thường phải đi kèm ampli. Loa trầm biểu hiện được các loại âm thanh như trống, bom rơi, pô xe…loa bass được đánh giá càng cao khi nó có khả năng trình diễn các âm thanh ở tần số càng thấp, thậm chí rất thấp chỉ 20 HZ.

Loa toàn dải, loa full-range

Các smartphone thường áp dụng loa toàn dải. Là loại loa có thể trình diễn dải tần số từ 20 – 20000Hz theo lý thuyết, tuy nhiên, chủ yếu các dòng loa toàn dải chỉ trình diễn được giải âm thanh từ 100-20000HZ.

Loa toàn dải thường ở dạng dome để tối ưu hiệu suất dải âm cao, đây cũng là loại loa phổ biến được tích hợp trên các thiết bị như smartphone, tivi, máy tính….

Nguồn: Loa là gì? Speaker là gì? Cấu tạo loa máy tính

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Không