Mục lục nội dung
Google Trang tính là gì? Google Sheets có những tính năng gì?
Google Trang tính là gì?
Google Trang tính (Google Sheets) là một ứng dụng web bảng tính trực tuyến miễn phí của Google. Nó bao gồm gần như tất cả các chức năng của một chương trình bảng tính truyền thống như Microsoft Excel. Google Trang tính cung cấp lợi ích của lưu trữ đám mây, có nghĩa là tài liệu bảng tính của người dùng được lưu tự động và có thể được truy xuất ngay cả khi ổ cứng hoặc SSD của họ bị lỗi.
Đặc điểm của Google Trang tính
Google Trang tính có sẵn dưới dạng một ứng dụng web, có thể truy cập thông qua Chrome, Firefox, Internet Explorer 11, Microsoft Edge và Safari. Điều này có nghĩa là Google Trang tính tương thích với tất cả máy tính để bàn và máy tính xách tay (ví dụ: Windows, Mac, Linux) có thể chạy bất kỳ trình duyệt web nào như liệt kê ở trên. Google Sheets cũng có sẵn để cài đặt trên các thiết bị Android (chạy phiên bản 4.4 KitKat trở lên) và iOS (chạy phiên bản 9.0 trở lên).
Google Trang tính hỗ trợ danh sách các định dạng bảng tính và loại tệp phổ biến: .xlsx .xls .xlsm .xlt .xltx .xltxm .od .csv .txt .tsv .tab. Người dùng có thể mở / nhập, chỉnh sửa và lưu / xuất bảng tính (bao gồm Microsoft Excel) và các tài liệu bằng Google Sheets. Các tệp Excel có thể dễ dàng được chuyển đổi sang Google Trang tính và ngược lại.
Truy cập vào ứng dụng này, bạn sẽ được phép tạo, chỉnh sửa các file trực tiếp trong khi đang tương tác với người dùng khác trong cùng một thời điểm. Những thao tác chỉnh sửa của bạn sẽ được theo dõi bởi những người cùng dùng khác với lịch sử sửa đổi được trình bày các thay đổi cụ thể. Nhằm giúp người dùng dễ theo dõi, vị trí trỏ chuột của người dùng đều sẽ được tô sáng bằng những màu sắc khác nhau.
Các tính năng của Google Sheets
Google Trang tính cung cấp một loạt các tính năng bảng tính, bao gồm:
- Định dạng văn bản
- Nhập công thức
- Định dạng có điều kiện
- Nhập hình ảnh
- Khả năng tạo biểu đồ và đồ thị từ các tập dữ liệu
- Khả năng sử dụng các tập lệnh
- Việc sử dụng nhiều mẫu khác nhau
- Tạo và nhập dữ liệu Form dễ dàng
- Kết nối các bảng tính với nhau
- Hệ thống Add-Ons phong phú
- Hỗ trợ cho chia sẻ làm việc nhóm
Lịch sử phát triển của Google Sheets
- Năm 2016, 2Web Technologies phát triển một ứng dụng bảng tính trên web với tên gọi XL2Web và phát triển chúng trong Google Labs.
- Ngày 06/06/2006, Google thử nghiệm giới hạn và phát hành bản beta cho các chủ tài khoản Google.
- Tháng 03/2010, Công ty tài liệu trực tuyến DocVerse đã bị mua lại bởi Google, mở đầu cho những hoạt động phát triển ứng dụng sau đó.
- Tháng 04/2010, Google công bố các cải tiến dựa trên DocVerse.
- Tháng 06/2012, Google mua lại Quickoffice, một công ty giải pháp năng suất văn phòng với thế mạnh về định dạng tệp phổ biến.
- Tháng 10/2012, Bảng tính Google đổi tên thành Google Sheets trên nền tảng Chrome.
Nền tảng tương thích Google Sheets
Google Sheets có khả năng tương thich trên tất cả các thiết bị như điện thoại di động, máy tính cá nhân, máy tính để bàn… Bạn có thể sử dụng Google Sheets trên đa dạng các nền tảng như Chrome, Firefox, Safari, Internet Explorer 11, Microsoft Edge.
Google Sheets cũng được hỗ trợ cài đặt trên các thiết bị di động chạy phần mềm Android (phiên bản 4.4 kitKat trở lên) và iOS (phiên bản 9.0 trở lên).
Người sử dụng có thể mở, chỉnh sửa và lưu/ xuất bảng tính và các tài liệu bằng Google Sheets. Các tệp trên Google Sheets có thể dễ dàng được chuyển đổi sang Excel và ngược lại.
Nên chọn Google Sheets hay Microsoft Excel?
Google Sheets và Excel có nhiều điểm tương đồng về các tính năng bảng tính nên nhiều người dùng vẫn còn băn khoăn không biết nên sử dụng công cụ nào? Công cụ nào là phù hợp với tính chất công việc của mình? Vài điểm so sánh dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra cách nhìn tổng quan nhất về 2 công cụ bảng tính phổ biến này.
Chi phí
Về chi phí, phiên bản Excel mới nhất của Microsoft office 365 (Excel Online), bạn sẽ phải trả mức phí khoảng 8,25$/tháng trong khi đó, công cụ Google Sheets lại hoàn toàn miễn phí với nhiều tính năng hữu ích cho người dùng về bảng tính.
Cộng tác & chia sẻ
Excel phù hợp với việc xử lý công việc mang tính chất cá nhân, làm việc độc lập trong khi đó, Google Sheets luôn được chú trọng phát triển nhiều tính năng mới giúp người dùng có thể dễ dàng chia sẻ và chỉnh sửa trực tuyến nội dung bảng tính với những người dùng khác.
Tính toán và trực quan
Trong khi Excel là 1 phần mềm chuyên nghiệp với các hàm và các biểu đổ đa dạng được tích hợp trong cùng ứng dụng thì Google Sheets buộc bạn phải làm thủ công nếu muốn tạo các biểu đồ hay các hàm chuyên nghiệp.
Sự liền mạch và dễ dàng sử dụng
Giao diện Excel thân thiện với người dùng, các tính năng bảng biểu tính toán phổ biến, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của Excel là không tự động lưu file nên bạn có thể sẽ bị mất dự liệu nếu như gặp sự cố về thiết bị. Trong khi đó, Google Sheets sẽ tự động lưu các file vào Google Drive, bạn sẽ không lo bị mất dữ liệu hay phải nhập liệu lại nếu không may gặp sự cố.
Lệnh Macro
Lệnh macro là một chuỗi các hành động cụ thể cho phép bạn tự động hóa các thao tác để cải thiện năng suất công việc. Với việc sử dụng Macro sẽ ghi lại hành động của bạn và lưu vào một file được liên kết với bảng tính mà chúng ghi lại.
Khi ghi macro trên Google Sheets, nó sẽ tự động tạo một Apps Script với tất cả các code để sao chép hành động của bạn. Google Sheets đã rất mạnh mẽ với Macro, nó có thể làm mọi thứ cơ bản mà Sheets có thể làm. Tính năng Macro này cũng đang dần phổ biến trên Excel.
Sự phức tạp và khả năng xử lý
Excel phù hợp với các công ty cần xử lý một khối lượng lớn dữ liệu, giúp bạn dễ dàng tạo ra các bảng tính toán nâng cao hay xử lý các số liệu trong thuyết trình, tuy giá bạn phải chi phí cho phần mềm để có được những tính năng này. Còn nếu công việc của bạn không quá phức tạp, hãy cân nhắc đến việc sử dụng Google Sheets.
Nguồn: Google Trang tính là gì? Google Sheets có những tính năng gì?
Có thể bạn quan tâm:
ChatGPT là gì? Cách ChatGPT để tối ưu hiệu suất công việc
Product key là gì? CD key là gì?
Cách tìm tên máy tính của bạn
Cách kiểm tra mức tiêu thụ điện năng của máy tính
Cách tắt Quick Access trên Windows 10
Các ví dụ cơ bản về HTML